Top 3 yếu tố cần lưu ý khi chọn cáp chống cháy

Có nhiều loại cáp chống cháy với những đặc tính khác nhau, phù hợp với từng ứng dụng và môi trường hoạt động cụ thể. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi lựa chọn cáp chống cháy qua bài viết sau đây!

Các loại dây cáp điện được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, một vài vật liệu rất dễ bốc cháy khi sự cố hỏa hoạn xảy ra. Lượng khói dày đặc và độc hại có thể cản trở tầm nhìn và làm suy giảm quá trình trao đổi thông tin liên lạc với vùng bị ảnh hưởng, cản trở những nỗ lực sơ tán, bảo vệ tài sản và tính mạng con người. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, các loại cáp điều khiển chống cháy chuyên dụng được sử dụng ngày càng nhiều.

>>Xem thêm: Cáp chống cháy là gì và nên sử dụng khi nào?

1. Những yếu tố cần lưu ý khi chọn cáp chống cháy?

Cáp điều khiển chống cháy ít khói, không chứa halogen

Một vài yếu tố có thể làm cho sự cố cháy nổ trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như khói độc, mật độ khói, tốc độ cháy lan của đám khói… Do đó, đây là những yếu tố vô cùng quan trọng cần phải đảm bảo ở các sản phẩm cáp chống cháy để đáp ứng yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể, phương thức lắp đặt, cũng như việc tuân thủ của các tiêu chuẩn và quy định.

1.1 Tốc độ cháy lan của lửa

Ngọn lửa thường bắt đầu ở một điểm. Các đặc tính của cáp và điều kiện môi trường hoạt động sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ cháy lan của ngọn lửa đến các khu vực khác, làm tăng thêm mức độ trầm trọng của các vụ cháy.

1.2 Lượng khói sinh ra

Mật độ khói cao hay thấp phụ thuộc vào thành phần hóa học của vật liệu cáp khi bị cháy sinh ra. Lượng khói dày đặt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe khi hít phải, cản trở tầm nhìn và nỗ lực sơ cứu của các lực lượng chức năng. Do đó, các loại cáp điều khiển chống cháy thường được làm bằng vật liệu không chứa halogen, không sinh ra khói độc khi cháy.

>>Xem thêm: Cáp dòng cáp không chứa halogen của HELUKABEL

1.3 Tính toàn vẹn của mạch điện

Tính toàn vẹn của mạch điện đề cập đến khả năng tiếp tục hoạt động bình thường của dây cáp điện khi phải chịu nguồn lửa quy định, trong thời gian quy định, ở điều kiện quy định.

Thời gian hoạt động bình thường của cáp chống cháy
FE30Khả năng chống cháy 30 phút (0.5 giờ)
FE60Khả năng chống cháy 60 phút (1 giờ)
FE120Khả năng chống cháy 120 phút (2 giờ)
FE180Khả năng chống cháy 180 phút (3 giờ)

2. Top 3 yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu cáp chống cháy

Các loại cáp điều khiển chống cháy băng mica

2.1 Lựa chọn vật liệu dây dẫn và kết cấu lõi dẫn điện của cáp điều khiển chống cháy

Nhôm có nhiệt độ nóng chảy là 685℃ và nhiệt độ của cáp chống cháy phải đạt tới 750℃. Do đó, dây dẫn bằng nhôm không thể được sử dụng làm cáp chống cháy; điểm nóng chảy của đồng là trên 1000 ℃ nên nó có thể được sử dụng làm lõi dẫn điện cho cáp chống cháy.

Dây đồng có tiết diện từ 1,0mm2 trở xuống không nóng chảy ở nhiệt độ cao nhưng do lõi quá mỏng nên dễ bị đứt do quá nhiệt cục bộ và ảnh hưởng nhẹ từ bên ngoài, đồng thời mất đi chức năng cấp điện thông thường. Vì vậy, không nên sử dụng dây đồng có tiết diện từ 1,0mm2 trở xuống làm cáp chống cháy.

Bên cạnh đó, bề mặt dây dẫn không bằng phẳng sẽ gây ra hư hỏng lớn cho băng mica và hiệu suất của cáp chống cháy không ổn định. Lõi dẫn điện của dây cáp có tiết diện lớn không dễ làm cáp điều khiển chống cháy và dây dẫn lõi tròn thích hợp cho cáp chống cháy. Vì bề mặt của cấu trúc hình tròn mịn hơn so với cấu trúc hình quạt nên lực của băng mica đồng đều hơn và không gây hư hỏng cho băng mica, đồng thời cấu trúc hình tròn giúp tiết kiệm băng mica và có giá thành thấp hơn hơn cấu trúc hình quạt.

>>Bài viết liên quan: Tiết diện dây cáp điện có quan trọng không?

2.2 Lựa chọn băng mica

Mica là vật liệu chủ yếu được sử dụng cho cáp chống cháy. So với các loại cáp thông thường, mica có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn, có tính ổn định cao, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.

Vật liệu cách điện cho cáp chống cháy

2.3 Lựa chọn vật liệu cách điện của cáp điều khiển chống cháy

Vật liệu cách điện được sử dụng phổ biến cho cáp chống cháy chủ yếu là PVC, PE, XLPE... nhưng hiệu quả sử dụng PE và XLPE tốt hơn PVC, vì ở nhiệt độ cao, vật liệu cách điện của cáp đã cháy và không còn tồn tại nữa nhưng các dư lượng vật liệu cách điện khác nhau sẽ có những tác động khác nhau lên băng mica.

Thành phần chính của PVC là nhựa PVC và CaCO3 bám dính vào mặt ngoài của băng mica theo cơ chế đốt cháy của nó. Hỗn hợp chất rắn đốt cháy dư Cao-CaCl2 của nó ở trạng thái tương đối ổn định và bám dính vào mặt ngoài của băng mica trong quá trình cháy. Nó sẽ tạo ra ứng suất bên trong, ép băng mica, làm hỏng băng mica và ảnh hưởng đến khả năng chống cháy.

PE và XLPE là những hydrocacbon nguyên chất hầu như không có chất độn. Các sản phẩm cháy của CO2 và hơi nước thoát ra một cách tự nhiên, trên băng mica chỉ còn lại một lượng nhỏ tạp chất rắn, điều này sẽ không gây hư hỏng cho băng mica. Vì vậy, PVC, PE, XLPE có thể dùng làm vật liệu cách nhiệt cho cáp chống cháy nhưng PE và XLPE thì tốt hơn.

3. Tìm hiểu về các tiêu chuẩn đối với cáp chống cháy

Dòng cáp THERMFLEX 180 EWKF của HELUKABEL đạt tiêu chuẩn IEC 60332-1-2

Dòng cáp THERMFLEX 180 EWKF của HELUKABEL đạt tiêu chuẩn IEC 60332-1-2

Cáp chống cháy cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định ở phạm vi quốc gia, khu vực, và quốc tế để đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng con người. Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tùy theo từng quốc gia và khu vực cụ thể:

3.1 Tiêu chuẩn IEC

IEC (International Electrotechnical Commission) – Ủy ban Điện kỹ thuật Quốc tế phân loại hiệu suất cháy của dây cáp điện thành nhiều lớp khác nhau. Tiêu chuẩn IEC về khả năng chống cháy đánh giá khả năng cháy lan của dây đơn lõi (IEC 60332-1, IEC 60332-2, IEC 60332-3) dây đa lõi (IEC 60332-3).

Thử nghiệm kiểm tra khả năng cháy theo tiêu chuẩn IEC 60332-1-2 đòi hỏi sản phẩm cáp chống cháy được đặt cố định theo chiều dọc và tiếp xúc với đèn đốt Bunsen theo một góc 45° từ 60 phút (≤25 mm) đến 120 phút (25<D≤50mm). Hư hại đối với sản phẩm cáp chống cháy phải dừng lại ở tối thiểu 50mm bên dưới kẹp cố định và cáp chống cháy đó phải có khả năng tự dập tắt.

Thử nghiệm kiểm tra khả năng cháy theo tiêu chuẩn IEC 60332-3 đòi hỏi sản phẩm dây cáp được đặt cố định trên thang, ở gần hoặc xa tùy thuộc vào loại đám cháy. Nhiệt độ được xác định bằng thể tích cụ thể của propan và không khí. Thời gian kéo dài có thể dao động đến 20 phút, tùy thuộc vào loại dây cáp. Thiệt hại do cháy có thể nhìn thấy tối đa 2.5m tính từ phần dưới của đèn đốt cho đến trên cùng.

3.2 Tiêu chuẩn CPR đối với cáp chống cháy

Tiêu chuẩn CPR của EU phân loại dây cáp thành 7 cấp độ, dựa vào mức độ cháy lan và nhiệt độ tỏa ra:

FcaDễ cháy 
EcaHiệu suất cơ bảnCác sản phẩm khi có cháy xảy ra, ngọn lựa nhỏ sẽ không gây cháy lan thành ngọn lửa lớn
DcaCác sản phẩm có hiệu suất cháy gần như gỗ. Các sản phẩm thể hiện đặc tính cháy lan liên tục, tốc độ gia tăng cháy và tỏa nhiệt vừa phải
CcaCác sản phẩm không cháy lan liên tục, tốc độ gia tăng cháy và tỏa nhiệt ở một giới hạn nhất định
B2caHiệu suất caoCác sản phẩm dễ cháy nhưng cháy rất ít
B1caCác sản phẩm dễ cháy nhưng cháy rất ít
AcaCấp độ cao nhất thuộc về các sản phẩm cơ bản không thể cháy

Cáp sản phẩm cáp chống cháy, cáp điều khiển chống cháy của HELUKABEL đều đạt chuẩn CPR với nhiều mức độ khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu cụ thể:

  • Cáp điều khiển chống cháy cấp Eca với các dòng tiêu biểu như: JZ-500, F-CY-JZ, TOPFLEX 600-C-PVC, H05V-K
  • Cáp điều khiển chống cháy cấp Cca: JZ-520 HMH LS0H GREY, HELUPOWER 1100 RZ1-K, JZ-510 MB
  • Cáp chống cháy cấp B2ca: NHXMH, N2XH, N2XCH, HELUCONTROL® JZ-520-HMH-C LS0H GREY

>>Xem thêm: Phân biệt cáp điều khiển chống cháy và chậm cháy

3.3 Các tiêu chuẩn khác đối với cáp chống cháy

Bộ luật điện quốc gia NEC (National Electric Code) của Mỹ xây dựng hướng dẫn đánh giá cáp chống cháy bao gồm những yếu tố như: cáp CMP (cáp đa năng truyền dẫn Plenum), cáp CMR (cáp dùng cho trục đứng), cáp CM, cáp CMX, cáp LSZ0.

Ngoài ra, còn có tiêu chuẩn UL đối với cáp chống cháy. Cáp loại cáp theo tiêu chuẩn UL phải tuân thủ 5 tiêu chuẩn kiểm tra như sau: CMP (thử nghiệm cháy Plenum), CMR (thử nghiệm cháy Riser), CM (thử nghiệm cháy khay đứng), CMG (thử nghiệm cháy khay đứng), CMX (thử nghiệm cháy dây đứng).

Nếu vẫn còn băn khoăn về cáp điều khiển chống cháy, đừng quên liên hệ ngay đội ngũ kỹ sư của HELUKABEL Việt Nam để được giải đáp chi tiết.

HELUKABEL® Vietnam

905 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam

Tel. +84 28 77755578 | info@helukabel.com.vn | www.helukabel.com.vn

Trở lại bảng tin