Cáp điều khiển chống cháy và cáp chậm cháy khác nhau thế nào?
Theo thông cáo báo chí về tình hình cháy nổ 6 tháng đầu năm 2022 từ Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam, các vụ cháy đã gây tổn thất khoảng 414,73 tỷ đồng. Trong đó, có đến 398 vụ, chiếm 46,93% trên tổng số 848 vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện gây ra. Từ dữ liệu cho thấy, sự cố hệ thống và thiết bị điện là một trong những nguyên nhân phổ biến, gây thiệt hại về người và của. Do đó, nếu việc lựa chọn dây điện, dây cáp và phụ kiện hoặc quá trình lắp đặt, sử dụng không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc và gây ra những tổn thất lớn.
1. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy nổ trong hệ thống điện
Hiện nay, một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy nổ trong hệ thống điện bao gồm: cháy do chập mạch; cháy do mối nối dây bị hở, lỏng; cháy do sử dụng cáp điều khiển chống cháy kém chất lượng.
1.1 Cháy do chập mạch
Chập mạch là hiện tượng các dây pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất khiến điện trở dây dẫn tăng lên, nhiệt độ tăng cao đột ngột dẫn đến cháy lớp cách điện của dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị điện. Việc lắp đặt dây điện không đúng khoảng cách tiêu chuẩn hoặc lớp vỏ bọc cách điện không được tốt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chập mạch trong hệ thống.
1.2 Cháy do mối nối dây bị hở, lỏng
Trong quá trình nối dây dẫn không đúng cách sẽ làm cho điểm nối bị nóng và gây ra tình trạng cháy nổ, cháy liền kể. Khi mối nối bị lỏng hoặc hở sẽ dẫn đến hiện tượng phóng tia lửa điện, dễ gây cháy và nguy hiểm cho người xung quanh.
1.3 Sử dụng dây cáp điều khiển chống cháy và chậm cháy kém chất lượng
Khi lựa chọn các sản phẩm dây điện, dây cáp hoặc phụ kiện không đạt chất lượng, khả năng tải điện, chịu nhiệt, và cách điện của dây sẽ không được đảm bảo, gây cháy nổ trong hệ thống điện. Đặc biệt, đối với những khu vực đông người như trung tâm thương mại, nhà máy sản xuất, xí nghiệp, để hạn chế sự cố cháy nổ, việc lựa chọn dây cáp điều khiển chống cháy và chậm cháy là một trong những giải pháp hiệu quả và đảm bảo an toàn.
>>Tìm hiểu thêm: Cơ chế hoạt động của cáp điều khiển chậm cháy
2. Cáp điều khiển chống cháy và cáp chậm cháy khác nhau như thế nào?
2.1 Cáp điện chống cháy
Cáp điện chống cháy giúp duy trì được hoạt động truyền tải điện, tín hiệu tùy vào điều kiện nhất định. Ví dụ, ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong thời gian 90 phút, dây cáp vẫn có thể duy trì hoạt động truyền tải điện năng.
Một số dòng cáp chống cháy mà bạn có thể tham khảo như: HELUTHERM® FR BS 7629, (N)HXH-FE 180/E 30, (N)HXCH-FE 180/E 90. Ngoài ra, một số loại cáp chống cháy còn có thêm bọc chống nhiễu bằng lá nhôm hoặc lớp giáp thép khi cần thiết.
>>Xem thêm: Khi nào nên sử dụng dây cáp điện chống cháy?
Tiêu chuẩn | Điều kiện nhiệt độ và một số điều kiện khác (nếu có) | Điều kiện thời gian |
Theo tiêu chuẩn IEC 60331 | 750°C | 90 phút |
Tiêu chuẩn BS 6387 loại A | 650°C | 180 phút |
Tiêu chuẩn BS 6387 loại B | 750°C | 180 phút |
Tiêu chuẩn BS 6387 loại C | 950°C | 180 phút |
BS 6387 loại W | 650°C và có tác động của nước | 15 phút |
BS 6387 loại X | 650°C và có tác động của sốc, rung động | 15 phút |
BS 6387 loại Y | 750°C và có tác động của sốc, rung động | 15 phút |
BS 6387 loại Z | 950°C và có tác động của sốc, rung động | 15 phút |
Cáp điều khiển chống cháy có 2 loại cơ bản:
Thành phần cấu tạo | Tiêu chuẩn | Đặc biệt |
Lõi | Cu | Cu |
Lớp chống cháy | Mica tape | Silicone Rubber Mix |
Lớp cách điện | XLPE | Silicone Rubber Mix |
Vỏ bảo vệ ngoài | LSHF | LSHF |
Cấu trúc viết tắt | Cu/Mica/XLPE/LSHF | Cu/Silicone Rubber mix/LSHF |
>>Xem thêm: Top 3 yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn dây cáp điều khiển chống cháy
2.2 Cáp chậm cháy
Cáp chậm cháy chỉ cho phép ngọn lửa lan truyền ở những khoảng cách nhất định. Ví dụ, khi xảy ra hỏa hoạn, dây cáp này sẽ hạn chế sự lan truyền của ngọn lửa trong khoảng cách không quá 5 mét. Mỗi loại cáp điều khiển chống cháy, cáp chậm cháy sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Một số tiêu chuẩn chung cho cáp chống cháy được trình bày trong bảng sau.
Tiêu chuẩn | Điều kiện cấu tạo cáp | Điều kiện thời gian |
Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A | Vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó | 40 phút |
Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B | Vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó | 40 phút |
Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C | Vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó | 40 phút |
Như vậy, cáp chống cháy và cáp chậm cháy có những ưu điểm và ứng dụng khác nhau. Do đó, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp. Các dòng cáp chống cháy và chậm cháy thường đảm bảo mức độ an toàn cao, hạn chế các sự cố cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và của. Tại HELUKABEL , chúng tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm dây cáp chậm cháy, chống cháy, phù hợp với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp . Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm hoặc đang tìm kiếm các giải pháp kết nối điện cho dự án, hãy liên hệ cho đội ngũ kỹ sư chuyên ngành của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp tối ưu nhất.
>>Xem thêm: Các sản phẩm cáp chậm cháy của HELUKABEL