Cáp chậm cháy: cơ chế hoạt động và những lợi ích nổi bật

Cáp chậm cháy ngăn lửa cháy lan khi hỏa hoạn xảy ra. Tại sao cáp chậm cháy có khả năng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Cáp chậm cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ các tòa nhà dân cư đến các khu phức hợp công nghiệp, các nhà máy sản xuất... Các loại cáp này được thiết kế để chống cháy lan, bảo vệ tài sản và tính mạng con người. Hiểu được cách thức hoạt động của cáp chậm cháy để ngăn ngừa hỏa hoạn có thể giúp lựa chọn đúng loại cáp cho các môi trường hoạt động khác nhau.

>>Xem thêm: Dây cáp chậm cháy HELUKABEL cho các ngành công nghiệp

1. Tìm hiểu về hợp chất chậm cháy trong cáp chậm cháy

Dây cáp chậm cháy là gì?

Chất chậm cháy là loại hợp chất được thêm vào vật liệu làm nên cáp chậm cháy trong quá trình hoặc sau khi sản xuất nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình cháy. Các chất này tác động ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình cháy, như giai đoạn gia nhiệt, phân hủy, đánh lửa hoặc lan truyền ngọn lửa. Chức năng chính là ngăn lửa lan rộng hoặc kéo dài thời gian để con người có thể thoát hiểm.

Có hai loại chất chậm cháy: chất phụ gia (additive) và chất phản ứng (reactive). Chất chậm cháy phụ gia được thêm vào nhựa trong quá trình sản xuất, còn chất chậm cháy phản ứng được liên kết hóa học với phân tử polyme. Chất chậm cháy phản ứng thường bền hơn vì không bị tách ra khỏi polyme và có khả năng chậm cháy tốt hơn do tồn tại suốt vòng đời của vật liệu.

>>Xem thêm: Các tiêu chuẩn đối với cáp chậm cháy và các loại cáp chậm cháy phổ biến

2. Vai trò quan trọng của cáp chậm cháy

Cáp chậm cháy đóng vai trò quan trọng trong việc phòng cháy chữa cháy

2.1 Cáp chậm cháy hỗ trợ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cáp chậm cháy đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. Những loại cáp này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự lan truyền của lửa, từ đó kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa can thiệp và đảm bảo thời gian an toàn cho việc thoát hiểm khi cần thiết.

Chất chậm cháy có trong cáp chậm cháy hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình cháy theo ba cơ chế chính:

  • Ngăn chặn phản ứng dây chuyền: Chúng làm gián đoạn quá trình đốt cháy bằng cách thu giữ các gốc tự do H và OH có năng lượng cao, là những chất xúc tác cho phản ứng cháy.
  • Cách ly nhiên liệu khỏi nhiệt: Tạo ra lớp bảo vệ như than hoặc thủy tinh chống cháy trên bề mặt vật liệu, ngăn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu và hạn chế quá trình phân hủy nhiệt.
  • Làm loãng khí cháy: Giảm nồng độ oxy và khí dễ cháy bằng cách phát ra nước, nitơ hoặc các khí trơ khác, giúp ngăn lửa phát triển.

Cáp chậm cháy được sử dụng trong những môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ

2.2 Cáp chậm cháy đáp ứng bối cảnh công nghiệp thay đổi

Một yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của cáp chậm cháy là nhu cầu ngày càng cao từ xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng công nghiệp và nhà máy sản xuất, nơi yêu cầu về tính an toàn và hiệu suất là rất cao.

Trong bối cảnh công nghiệp hiện đại cùng với sự tiến bộ về khoa học vật liệu, các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, kim loại, lông động vật hiện đang được nâng cấp hoặc thậm chí thay thế bằng các vật liệu tổng hợp mới. Mặc dù các vật liệu tổng hợp mang lại nhiều lợi ích đáng kể, chẳng hạn như trọng lượng nhẹ hơn, độ bền cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn – nhưng chúng cũng tạo ra những thách thức riêng về khả năng chống cháy. Do đó, tất cả các vật liệu, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp và nhà máy, cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hiện đại nhất để đảm bảo hiệu suất và bảo vệ tối ưu.

2.3 Cáp chậm cháy đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn về cháy nổ

Cư dân ở các tòa nhà, nơi làm việc ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp phòng cháy, chữa cháy ở nơi mà mình sinh sống. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp đặc thù như thép, dầu khí, công nghiệp hóa chất… có môi trường hoạt động khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Do đó, các ngành công nghiệp này phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn phòng cháy nghiêm ngặt, về việc lựa chọn và sử dụng các loại cáp chậm cháy, cáp chống cháy. Việc tuân thủ các quy định không chỉ bảo vệ tài sản, tính mạng con người mà còn giúp tránh các rủi ro pháp lý. Một số tiêu chuẩn phổ biến đối với cáp chậm cháy bao gồm:

  • DIN EN 60754-1 VDE 0482-754-1:2021-02
  • DIN EN 60754-2 VDE 0482-754-2:2021-02
  • DIN EN 61034-2 VDE 0482-1034-2:2021-02

3. Cơ chế hoạt động của cáp chậm cháy

Flame retardancy in halogen-free cables

Các loại cáp chậm cháy hoạt động thông qua các cơ chế khác nhau, tùy thuộc vào loại chất chậm cháy và vật liệu được sử dụng.

3.1 Cơ chế vật lý của cáp chậm cháy

Cáp chậm cháy thường hoạt động theo ba cơ chế vật lý chính để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Dưới đây là ba chế độ chính của tác động vật lý:

  • Làm mát: Các chất phụ gia chậm cháy sẽ tạo ra quá trình tỏa nhiệt, làm giảm nhiệt độ của vật liệu xuống dưới mức cần thiết để duy trì quá trình cháy. Điều này đặc biệt quan trọng trong các hệ thống cáp chịu tải cao, nơi nhiệt độ có thể tăng mạnh.
  • Tạo lớp bảo vệ: Lớp vật liệu dễ cháy sẽ được bảo vệ bởi một lớp chắn rắn hoặc khí, ngăn không cho oxy tiếp xúc trực tiếp với cáp và ngăn cản quá trình cháy. Cơ chế này cũng giúp cản trở quá trình truyền nhiệt, đảm bảo an toàn cho hệ thống cáp và thiết bị điện.
  • Pha loãng: Các chất độn trong cáp chậm cháy sẽ giải phóng khí trơ khi bị phân hủy, giúp pha loãng nhiên liệu trong cả pha rắn và pha khí. Điều này giúp giảm nồng độ nhiên liệu xuống dưới giới hạn cháy, từ đó ngăn chặn quá trình bắt lửa.

Những cơ chế này giúp tăng cường khả năng chống cháy của cáp công nghiệp, đảm bảo an toàn trong các nhà máy sản xuất và môi trường công nghiệp phức tạp, nơi nhiệt độ cao và nguy cơ cháy nổ luôn hiện diện.

3.2 Cơ chế hóa học của cáp chậm cháy

Các chất chậm cháy thường tương tác với vật liệu cáp qua phản ứng hóa học để tăng cường khả năng của cáp chậm cháy. Những phản ứng này có thể làm thay đổi bản chất của vật liệu, khiến chúng khó bắt lửa hoặc khó duy trì ngọn lửa hơn. Dưới đây là hai cơ chế chính của phản ứng hóa học:

  • Phản ứng trong pha rắn: Ở cơ chế này, chất chậm cháy sẽ tạo ra một lớp cacbon trên bề mặt của vật liệu, thường là lớp polymer của cáp. Điều này có thể xảy ra thông qua quá trình khử nước, trong đó chất chậm cháy loại bỏ nước từ vật liệu và hình thành lớp cacbon qua liên kết chéo. Lớp cacbon này hoạt động như một lớp cách nhiệt, ngăn không cho nhiệt độ cao tiếp tục phá hủy vật liệu, bảo vệ lõi cáp chậm cháy khỏi quá trình phân hủy.
  • Phản ứng trong pha khí: Phản ứng này can thiệp vào quá trình cháy trong pha khí bằng cách làm gián đoạn các gốc tự do – yếu tố quan trọng trong việc duy trì ngọn lửa. Khi gốc tự do bị phá vỡ, quá trình tỏa nhiệt sẽ dừng lại, giúp giảm nhiệt độ của vật liệu. Đồng thời, nó ngăn chặn việc cung cấp khí dễ cháy, hạn chế khả năng bùng phát ngọn lửa.

4. Những câu hỏi thường gặp về cáp chậm cháy

Một số ký hiệu được in trên cáp chậm cháy

4.1 Các ký hiệu FRNC, HFFR, LSZH trên cáp chậm cháy là gì?

Khi lựa chọn cáp chậm cháy, người dùng sẽ dễ dàng bắt gặp các ký hiệu như FRNC (Flame-retardant non-corrosive), HFFR (Halogen-free flame-retardant), LSZH (Low smoke zero halogen) được in trên bề mặt dây cáp. Cả ba loại ký hiệu này đều đề cập đến các loại cáp có khả năng chậm cháy và giảm thiểu tác động tiêu cực trong trường hợp cháy. Điểm khác biệt chính nằm ở các tính năng bảo vệ thiết bị và con người. Cáp chậm cháy FRNC tập trung vào việc không sinh ra chất ăn mòn, trong khi HFFR và LSZH ưu tiên giảm thiểu khí độc và khói. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của cáp chậm cháy, người dùng cần xem qua thông tin kỹ thuật (datasheet) của dòng cáp chậm cháy và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để được tư vấn chính xác.

4.2 Các loại các điều khiển có khả năng chậm cháy hay không?

Một số loại cáp chậm cháy được in các ký hiệu như trên giúp người dùng dễ dàng phân biệt đâu là dòng cáp có khả năng chậm cháy. Tuy nhiên, nhiều loại dây cáp phổ biến như cáp điều khiển, cáp tín hiệu không có các ký hiệu như trên vẫn có khả năng chậm cháy. Các loại cáp này vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn và phải vượt qua các thử nghiệm về khả năng chậm cháy. Các thông tin này được thể hiện rõ ràng ở thông tin kỹ thuật (datasheet) của từng sản phẩm.

>>Xem thêm: Cáp điều khiển chậm cháy và chống cháy khác nhau như thế nào?

4.3 Cáp chậm cháy có khả năng chống cháy hay không?

Cáp chậm cháy không có khả năng chống cháy hoàn toàn, mà thay vào đó giảm tốc độ cháy lan của ngọn lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Điều này giúp hạn chế đám cháy lây lan nhanh, tạo điều kiện an toàn hơn cho con người và thời gian để xử lý đám cháy. Tuy nhiên, cáp chậm cháy không thể duy trì hoạt động trong lửa như cáp chống cháy, một loại cáp mà có thể tiếp tục dẫn điện trong một khoảng thời gian nhất định khi chịu tác động trực tiếp của lửa.

>>Xem thêm: Cáp chống cháy là gì và khi nào thì nên dùng?

5. Các loại cáp chậm cháy phổ biến và ứng dụng

Cáp chậm cháy không ăn mòn

Có nhiều loại cáp chậm cháy khác nhau, một số loại cáp chậm cháy được thể hiện qua ký hiệu cáp, giúp người dùng dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại cáp có khả năng chậm cháy được tăng cường, không được thể hiện trên bề mặt cáp.

5.1 Cáp chậm cháy không ăn mòn (FRNC - Flame-Retardant Non-Corrosive)

Cáp chậm cháy không ăn mòn được sử dụng để ngăn chặn sự lan truyền của lửa và giảm thiểu khói độc cũng như khí ăn mòn khi xảy ra hỏa hoạn. Một số dòng cáp chậm cháy không ăn mòn của HELUKABEL như:

  • HELUKAT® PROFInet B CAT.5e SF/UTP FRNC SHIPLINE : Đây là dòng cáp có lõi cách điện bằng PP và lớp vỏ bảo vệ có khả năng chậm cháy, không ăn mòn, không chứa halogen. Bên cạnh đó, dòng cáp này còn có lớp chống nhiễu kép với lá nhôm được phủ nhựa (St) và lớp chống nhiễu lưới đồng mạ thiết, đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng hàng hải và ngoài khơi.
  • HELUKAT® 250S CAT.6 CMG SF/UTP PVC CHAIN cũng có lớp chống nhiễu kép, với phạm vi nhiệt độ hoạt động từ -40°C lên đến +80°C. Dòng cáp này được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, bao gồm xích dẫn cáp.

Một số dòng cáp chậm cháy không chứa halogen

Một số dòng cáp chậm cháy không chứa halogen

5.2 Cáp chậm cháy không chứa halogen (HFFR - Halogen-Free Flame-Retardant)

Một số dòng cáp chậm cháy, không chứa halogen tiêu biểu như:

  • MULTISPEED® 500-PUR UL/CSA có lớp lõi cách điện làm bằng vật liệu PP đặc biệt, lớp vỏ bên ngoài làm bằng vật liệu PUR đặc biệt. Dòng cáp chậm cháy này thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ linh hoạt, khả năng chịu mài mòn và độ bền cao nhất, ví dụ như trong hệ thống cáp của robot công nghiệp, dây chuyền sản xuất, hệ thống tự động hóa và các bộ phận máy móc di chuyển liên tục trong hoạt động nhiều ca.
  • (N)HXH-FE 180/E 30 là dòng cáp cho hệ thống an ninh, với các đặc tính được tăng cường khi có hỏa hoạn xảy ra, đáp ứng tiêu chuẩn DIN VDE 0266. Phạm vi ứng dụng của dòng cáp này bao gồm các khu công nghiệp, khu vực công cộng, các tòa nhà, khu khai thác mỏ, công trình ngoài khơi…
  • HELUPOWER® ROBOFLEX® HYBRID-D PUR UL/CSA : Đây là dòng cáp hybrid được thiết kế để chịu cả chuyển động xoắn và uốn cong, phù hợp với các ứng dụng có yêu cầu cao về độ bền cơ học, khả năng kháng hóa chất và chịu nhiệt. Dòng cáp này được sử dụng trong các thiết bị điều khiển robot, trong các hệ thống xử lý vật liệu và trung tâm tự động hóa, trong hệ thống vận chuyển và băng chuyền, trên bàn xoay và bàn nghiêng, hoặc bất cứ nơi nào yêu cầu chuyển động 3D và chịu tải xoắn thay vì chỉ uốn cong theo hướng cố định.

Một số dòng cáp chậm cháy có mật độ khói thấp

Một số dòng cáp chậm cháy có mật độ khói thấp

5.3 Cáp chậm cháy có mật độ khói thấp (LSOH - Low Smoke Zero Halogen)

Một số dòng cáp tiêu biểu bao gồm:

  • Dây cáp HELUPOWER® H07RN-F LS0H HAR được sử dụng làm cáp cấp nguồn cho hệ thống điện năng lượng mặt trời, có thể sử dụng với điện áp lên đến 1000 V AC hoặc 750 V DC.
  • HELUDATA® PLTC UL13 XLPE/LS0H IOS 300 là dòng cáp tín hiệu đo lường, được sử dụng để truyền tải tín hiệu anlog và tín hiệu kỹ thuật số trong các môi trường khắc nghiệt như các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và hóa chất.

Một số dòng cáp điều khiển chậm cháy

5.4 Cáp điều khiển và cáp tín hiệu chậm cháy

Một số dòng cáp điều khiển và cáp tín hiệu có khả năng chậm cháy đã được kiểm nghiệm, được sử dụng cho các môi trường tiềm ẩn nhiều nguy chơ cháy nổ. Một số sản phẩm cáp điều khiển chậm cháy tiêu biểu như:

  • Y-CY-JZ / Y-CY-OZ là dòng cáp điều khiển chống nhiễu, có khả năng chậm cháy, phạm vi nhiệt độ hoạt động từ -15°C đến +80°C (khi chuyển động) và -40°C đến +80°C (lắp đặt cố định).
  • PAAR-TRONIC-Li-2YCYv là dòng cáp được xoắn đôi, có khả năng làm suy giảm hiện tượng nhiễu xuyên âm, đặc biệt phù hợp cho các giao thức truyền thông RS 422 và RS 485.
  • Dây cáp RD-Y(St)Yv được sử dụng trong công nghệ đo lường và điều khiển, cũng như trong các trạm điều khiển của nhà máy công nghiệp. Loại cáp này được dùng để truyền tín hiệu analog và kỹ thuật số với tần số lên đến khoảng 10 kHz, thích hợp cho việc lắp đặt cố định bên trong tòa nhà, ngoài trời và dưới lòng đất.

Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng quên liên hệ ngay đội ngũ kỹ sư của HELUKABEL Việt Nam để được giải đáp chi tiết.

HELUKABEL® Vietnam

Địa chỉ905 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
Emailinfo@helukabel.com.vn
Hotline +84 28 77755578
Website www.helukabel.com.vn
Khám phá và đặt mua các sản phẩm của chúng tôi trên Tiki | Product finder
Kết nối với chúng tôi trên Facebook | LinkedIn | Instagram | Youtube | Zalo | WhatsApp | Tiktok | Spotify
Trở lại bảng tin