Điện năng lượng mặt trời: những thách thức và cơ hội
Hiện nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời đang dần trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đầy tiềm năng về năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Theo bài đăng trên tạp chí Entrepreneur ngày 23/01/2022, Việt Nam đang có nhiều cơ hội trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo trong tương lai.
HELUKABEL VIETNAM | SOLAR ENERGY: CHALLENGES AND OPPORTUNITIES
Tình trạng khủng hoảng năng lượng toàn cầu xảy ra do hệ lụy từ dịch bệnh COVID-19 kéo dài, khi nguồn cung cấp khí đốt từ các quốc gia, đặc biệt từ Nga và Na Uy bị hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đã bắt đầu khai thác các nguồn năng lượng mới để tìm kiếm giải pháp phù hợp, trong đó có Việt Nam. Với khí hậu thuận lợi cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các điều kiện tự nhiên để đẩy nhanh tốc độ phát triển của năng lượng mặt trời. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt điện năng lượng mặt trời cao nhất trên toàn cầu và có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020.
Nguồn năng lượng tiềm năng
Là kỹ sư có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời (ĐMT), ông Lý Nguyễn Tấn Đạt, Giám Đốc Kỹ Thuật, Công ty Cổ phần SolarTek chia sẻ: "Bản chất nguồn điện năng lượng mặt trời phù hợp với hệ thống điện phân tán, tức là tải điện ở đâu thì hệ thống sẽ đặt ở đó, nhằm phục vụ đủ dùng cho phụ tải tại chỗ, hạn chế truyền tải và tránh được hao phí khi truyền tải đi xa”. Đối với các khu vực gần khu công nghiệp hoặc trong KCN, hệ thống ĐMT tự dùng ngoài việc đáp ứng tải điện tiêu thụ tại chỗ, nếu được khảo sát và đưa ra tỉ lệ phát lưới phù hợp sẽ có thể hỗ trợ tải điện cho các khu vực lân cận.
“Theo quy hoạch điện 8 giai đoạn 2021-2030, năng lượng mặt trời được khuyến khích sử dụng với quy mô phù hợp, phụ tải tại chỗ, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống lưới điện. Đồng thời, các thiết bị năng lượng mặt trời phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu theo quy định của điện lực trong nước”, ông Đạt cho biết thêm.
Với xu hướng ưu tiên sử dụng năng lượng xanh của toàn cầu và những chính sách tạo điều kiện phát triển năng lượng mặt trời trong nước, có thể thấy đây là nguồn năng lượng tiềm năng sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai.
Thách thức và cơ hội
Tại Việt Nam, trong giai đoạn FiT 1 và FiT 2 (Feed-in Tariff), điện năng lượng mặt trời bắt đầu phát triển nhanh chóng nhưng chỉ thật sự “bùng nổ” ở giai đoạn FiT 2. Lúc này, các nhà đầu tư phát triển ĐMT đối mặt với một số thách thức do chưa hiểu đúng bản chất của hệ thống ĐMT nối lưới, các kho tập trung một nơi nhưng phụ tải bên dưới rất nhỏ, tạo gánh nặng cho lưới điện và điện lực.
Cụ thể, trong năm 2021, đặc biệt là giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, điện lực phải triển khai công tác cắt điện mặt trời vào giờ cao điểm nhằm giảm tải cho đường dây truyền tải, gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, theo cơ chế phát triển ĐMT sau FiT 2, các nhà đầu tư phải chờ quy hoạch điện VIII được ban hành mới có thể chính thức triển khai các dự án. Đồng thời, một số vấn đề về pháp lý cũng là rào cản trong việc phát triển ĐMT.
Bên cạnh những thách thức được đặt ra, điện năng lượng mặt trời vẫn đang đón nhận những cơ hội lớn. “Theo tinh thần hội nghị COP26, khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, trong đó có ĐMT. Do đó, cần gấp rút ban hành cơ chế để các nhà đầu tư có cơ phát triển nguồn điện này nhằm giảm tải nguồn năng lượng hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính. Cơ hội phát triển ĐMT tự dùng, đang là hướng phát triển đúng đắn, được sự khuyến khích từ các đơn vị ban ngành. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, an toàn về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường”, ông Lý Nguyễn Tấn Đạt nhấn mạnh.
Giải pháp về chất lượng
Hiện nay, trong quá trình thi công và lắp đặt điện năng lượng mặt trời, các sự cố cháy nổ xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản đang trở thành vấn đề đáng được quan tâm. Theo ông Đạt, hiệu suất của hệ thống ĐMT chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện thời tiết, chất lượng các thiết bị trong hệ thống như tấm PV, Inverter, cáp PV, đầu nối PV (MC4, Amphenol…), cáp AC, thiết bị đóng cắt, đấu nối, tiêu chuẩn thiết kế, tay nghề thi công
Trong đó, dây cáp điện PV là vật tư truyền dẫn thiết yếu trong hệ thống ĐMT nên cần phải đạt chuẩn các tiêu chí cơ bản sau:
- Dây cáp được xuất xứ từ thương hiệu uy tín và lâu đời.
- Chất lượng, số lượng lõi, độ đồng trục của cáp phải đạt chuẩn (fine wire, class 5 theo tiêu chuẩn IEC 60228).
- Dây cáp đạt chuẩn kiểm nghiệm như EN50618, TUV.
- Dây cáp có 2 lớp vỏ cách điện (protection class II, UL1310).
- Điện trở của cáp đạt trên 1km.
- Dây cáp có khả năng làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: khả năng chống tia UV, khả năng chống cháy, khả năng chịu kéo và chịu nhiệt độ cao.
- Dây không chứa Halogen, không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi hỏa hoạn.
>>Xem thêm: Dây cáp điện DC cho hệ thống điện mặt trời
Bên cạnh đó, một số tiêu chuẩn khác cũng cần được quan tâm khi lựa chọn dây cáp điện như: thông số về điện áp hoạt động, kích cỡ cáp, đường kính cáp, dòng điện định mức cáp, dòng ngắn mạch định mức, ngưỡng nhiệt độ làm việc…
Ngoài ra, ông Đạt cũng cho biết thêm: “Dây cáp điện đóng vai trò kết nối và đảm bảo sự vận hành ổn định, hạn chế các tình trạng cháy nổ trong quá trình sử dụng dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Solar, tôi hiểu rõ những rủi ro nghiêm trọng khi sử dụng sai chủng loại cáp trong các dự án. Do đó, từ năm 2017-2018, đối với các dự án từ 100kWp, tôi đã tin tưởng đồng hành cùng các sản phẩm dây cáp điện đạt chuẩn của HELUKABEL”.
Tóm lại, dây cáp điện đạt chuẩn là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống, đảm bảo được những rủi ro không mong muốn. Tính đến hiện tại, chúng tôi đã đồng hành cùng ông Đạt và Solartek trong rất nhiều dự án điện năng lượng mặt trời trong nước. Các dự án đều được hoàn thiện thành công, mang lại hiệu suất tốt và đảm bảo độ bền theo thời gian. Chúng tôi, HELUKABEL Việt Nam và Công ty Solartek sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các chủ đầu tư dự án điện mặt trời để giúp lĩnh vực ĐMT ở Việt Nam vươn mình phát triển hơn nữa trong tương lai.
>>Xem thêm: Đầu nối cáp DC MC4 cho hệ thống điện mặt trời
Chúng tôi xin cảm ơn những chia sẻ quý báu của ông Lý Nguyễn Tấn Đạt, Giám Đốc Kỹ Thuật, Công ty Cổ phần SolarTek. Chúc ông sức khỏe và thành công!
>>Tìm hiểu thêm: Top các sản phẩm dây cáp điện của HELUKABEL