KHAI THÁC TIỀM NĂNG NGÀNH SẢN XUẤT THÉP NHỜ TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Đức Hải

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thép ở Việt Nam và trên thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi nhiều nhà máy thép tại Châu Âu đang đóng cửa do chi phí năng lượng tăng cao, điều này đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Thép tại Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng trên thế giới. Để nắm bắt cơ hội này, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp chính là làm thế nào đảm bảo được chất lượng thép và tăng năng suất để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bàn luận về chủ đề này, chúng tôi, HELUKABEL Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Đức Hải, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Tăng Minh Phát – Công ty chuyên cung cấp thiết bị và giải pháp tự động hóa cho các ngành công nghiệp. Anh Đức Hải là kỹ sư chuyên ngành tự động hóa đã có gần 15 năm làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, đặc biệt là ngành sản xuất thép.

*Điều gì đã thu hút anh gắn bó với lĩnh vực tự động hóa suốt gần 15 năm?

Đối với tôi, ngành tự động hóa buộc con người phải luôn luôn đổi mới và không ngừng học hỏi. Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và cần được cập nhật liên tục. Do đó, khi làm việc trong lĩnh vực này, chúng ta cần phải luôn vận động theo xu hướng phát triển. Tôi là một người yêu thích sự năng động và cải tiến liên tục, chính vì điều này, tôi cảm thấy hứng thú và bị thu hút bởi ngành tự động hóa. Tôi luôn mong muốn tìm tòi và học hỏi những công nghệ mới để mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

*Với kinh nghiệm làm việc trong ngành sản xuất thép, anh đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành này tại nước ta?

Từ những yếu tố quan sát được, tôi đánh giá tiềm năng phát triển ngành sản xuất thép ở Việt Nam là rất lớn. Chính phủ đang đầu tư rất nhiều cho mảng đầu tư công. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang trên đà xây dựng và phát triển rất mạnh. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang tập trung xây dựng nhà máy, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Từ những điều này cho thấy, đối với nguồn lực trong nước, ngành thép đóng vai trò chủ lực trong xây dựng cho mảng đầu tư công, quá trình đô thị hóa và xây dựng các hệ thống cầu cảng, cũng như nhà máy.

Ngoài ra, ở thị trường xuất khẩu, các nhà máy thép ở Châu Âu và một số nước đang phải đóng cửa do chi phí năng lượng tăng quá cao. Đây chính là cơ hội và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thép ở nước ta.

*Ngành thép tại Việt Nam cần có những thay đổi như thế nào trong quá trình sản xuất để nắm bắt cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài?

Để đảm bảo được chất lượng, đáp ứng nhu cầu ở thị trường Châu Âu, Mỹ và những thị trường khó tính, ngành thép cần hoàn thiện dây chuyền sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.

Chẳng hạn, đối với 2 quy trình sản xuất thép chủ yếu là thép cán nóng và cán nguội. Thép cán nóng cần phải đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín từ quặng cho đến khâu thành phẩm như quy trình xử lý quặng, quy trình luyện thép bằng lò cao, sau đó đến công đoạn luyện, đúc cũng như công đoạn cán nóng. Còn đối với dây chuyền cán nguội, họ cũng cần đầu tư dây chuyền từ Châu Âu như dây chuyền tẩy rỉ, dây chuyền cán, ủ, chia cuộn và sau đó cho ra thành phẩm đạt chuẩn chất lượng.

*Để đạt được cả yếu tố “năng suất” và “chất lượng” trong sản xuất thép, tự động hóa có phải là giải pháp tối ưu?

Tự động hóa sẽ giúp dây chuyền hoạt động liên tục 24/24 với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với hoạt động sản xuất thủ công. Vì vậy, tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất của nhà máy lên mức tốt nhất. Bên cạnh đó, khi áp dụng tự động hóa vào trong nhà máy sản xuất, quy trình làm việc và các bước hoạt động trong nhà máy đều được lập trình sẵn, do đó sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng, tránh sai sót không mong muốn ở sản phẩm.

*Việc ứng dụng tự động hóa vào nhà máy sản xuất thép mất bao lâu và quy trình này sẽ diễn ra như thế nào?

Đối với ngành sản xuất thép, để áp dụng tự động hóa vào nhà máy cần một khoảng thời gian dài để đánh giá được hiệu quả, thông thường tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 năm hoặc hơn cho một kế hoạch chuyển đổi tự động hóa toàn bộ nhà máy. Bởi, sau khoảng thời gian này, doanh nghiệp mới có thể đánh giá được những thay đổi trước và sau khi ứng dụng tự động hóa.

Trong khoảng 1-2 năm đầu tiên, chúng ta có thể nhìn nhận tự động hóa chưa thật sự hiệu quả nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Khi có tầm nhìn rộng hơn vào khoảng 5- 10 năm, bạn sẽ biết được mức độ khấu hao chia đều ra rất nhỏ so với việc không áp dụng tự động hóa trong sản xuất.

Quy trình ứng dụng tự động hóa không bắt buộc áp dụng cho toàn bộ nhà máy, doanh nghiệp có thể ưu tiên những bộ phận đang gặp vấn đề và khó khăn để áp dụng trước. Tự động hóa sẽ giải quyết những khó khăn mà nhà máy sản xuất đang gặp phải để nâng cao hiệu quả công việc, cũng như chất lượng sản phẩm.

*Những sự cố nào thường xảy ra trong quá trình áp dụng tự động hóa vào nhà máy sản xuất thép?

Việc ứng dụng tự động hóa hay bất kỳ công nghệ nào cũng sẽ tồn tại một vài sự cố không mong muốn, quan trọng là chúng ta biết kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại. Sự cố thường thấy có thể liên quan đến việc vận hành sai của bộ phận điều khiển. Ngoài ra, mất nguồn đột ngột hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình cấp nguồn của hệ thống cũng ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền. Bởi khi ngắt nguồn đột ngột, các thiết bị tự động hóa sẽ dễ bị sai số, khiến cho hệ thống xảy ra lỗi và dẫn đến thành phẩm bị sai sót.

*Trong ngành sản xuất thép, dây cáp điện điều khiển với khả năng chịu được nhiệt độ cao, vỏ bọc bằng silicon có phải là những yếu tố cần được ưu tiên?

Ngành sản xuất thép có rất nhiều dây chuyền sản xuất và khu vực nhiệt độ cao. Bản chất thép được luyện từ quặng dưới nhiệt độ rất cao lên đến 1600°C, vì vậy đây là môi trường làm việc rất khắc nghiệt đối với các dòng dây cáp điện. Do đó, các sản phẩm dây cáp điện dùng trong môi trường này phải đáp ứng được khả năng chịu nhiệt ít nhất 180°C hoặc cao hơn ở các vị trí đặc biệt.

Tôi nhận thấy HELUKABEL có một thế mạnh rất lớn về ngành thép với những dòng sản phẩm dây cáp điện chịu nhiệt độ cao. Đây cũng chỉnh là giá trị lớn mà công ty Tăng Minh Phát chúng tôi luôn giới thiệu đến khách hàng ngành thép.

Ngoài nhiệt độ cao khắc nghiệt, một số khu vực nhà máy có nhiều bụi, dầu nhớt, hóa chất. Vì vậy, một số tiêu chí khác được yêu cầu cho dây cáp điện trong nhà máy thép là khả năng chống dầu, chống nhiễu hoặc chống ăn mòn. Với những tiêu chí này, cùng yêu cầu chịu nhiệt độ cao, các dòng sản phẩm dây cáp điện của HELUKABEL hoàn toàn đáp ứng được, chẳng hạn như: dây cáp điện SiHF chịu được nhiệt độ 180°C với vỏ bọc bằng silicon; dây cáp điện HELUTHERM ® 400 không chứa halogen, chịu được nhiệt độ lên đến 400°C …

Các sản phẩm dây cáp điện dùng trong môi trường này phải đáp ứng được khả năng chịu nhiệt ít nhất 180°C hoặc cao hơn ở các vị trí đặc biệt.
Các sản phẩm dây cáp điện dùng trong môi trường này phải đáp ứng được khả năng chịu nhiệt ít nhất 180°C hoặc cao hơn ở các vị trí đặc biệt. (Nguồn: Shutterstock)

*Việc lựa chọn dòng dây cáp điện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của quy trình áp dụng tự động hóa?

Việc đánh giá hiệu quả của quy trình áp dụng tự động hóa cho cả hệ thống nhà máy sản xuất thép là một khoảng thời gian dài từ 5 – 7 năm hoặc hơn. Do vậy, khi tư vấn cho khách hàng lựa chọn dòng dây cáp điện phù hợp, tôi luôn ưu tiên sản phẩm chất lượng.

Đối với một số dòng dây cáp điện kém chất lượng, có thể tại thời điểm hiện tại, giá thành cạnh tranh hơn tuy nhiên họ chỉ có thể sử dụng khoảng 1- 2 năm và sẽ hư hỏng hoặc bị sự cố. Ngược lại, nếu chọn dây cáp điện có giá thành cao hơn nhưng có thời gian sử dụng lên đến 5 – 6 năm, chi phí ban đầu bỏ ra sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm giá rẻ hiện tại.

Hơn nữa, nếu sử dụng dây kém chất lượng và xảy ra sự cố, thời gian ngừng sản xuất để bảo trì, khắc phục hậu quả hoặc thay dây sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

*Trong năm 2023, anh có lời khuyên gì cho những doanh nghiệp sản xuất thép khi đang có ý định áp dụng tự động hóa vào nhà máy?

Dù ở bất kỳ ngành nghề sản xuất nào, khi muốn mở rộng quy mô, đảm bảo chất lượng, tăng năng suất, tự động hóa luôn là chìa khóa không thể thiếu. Tự động hóa là một quá trình áp dụng dài hạn và cần nhiều thời gian để thấy được hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn hơn để chọn được những dây chuyền phù hợp nhất, cũng như các sản phẩm chất lượng tương ứng khi áp dụng tự động hóa. Cuối cùng, để biết được hiệu quả của việc áp dụng, doanh nghiệp cần đo lường định kỳ trước và sau khi áp dụng tự động hóa.

Cảm ơn anh Nguyễn Đức Hải, Phó Giám Đốc công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Tăng Minh Phát đã tham gia buổi chia sẻ cùng chúng tôi, HELUKABEL Việt Nam. Chúc anh thật nhiều sức khỏe và thành công để mang đến các giải pháp tự động hóa tối ưu cho ngành sản xuất thép và nhiều lĩnh vực khác.

Dây cáp điều khiển HELUKABEL HELUTHERM 145 | Black | 1 x 0.75 mm²

Xem thêm thông tin kỹ thuật của dây cáp điều khiển HELUKABEL HELUTHERM 145 | Black | 1 x 0.75 mm² TẠI ĐÂY .

Trở lại bảng tin